LỊCH SỬ KHÁCH SẠN THẾ GIỚI

Khám Phá Lịch Sử Khách Sạn Thế Giới
Ngày nay, người ta có thể thấy các khách sạn xuất hiện ở khắp mọi nơi trên thế giới. Nhưng có mấy ai biết lịch sử ra đời của khách sạn như thế nào?

Có những khách sạn dành cho khách du lịch thám hiểm nằm ở bìa rừng Amazon, lặng lẽ trong những cơn mưa rừng. Có những khách sạn nằm đối diện dãy núi Everest mà khách du lịch chỉ có thể lên đó bằng đường bộ.


Báo New York Times gần đây còn đưa tin lý do mà người Thổ Nhĩ Kỳ cố tránh cuộc chiến tranh với người Iraq là vì không muốn làm phá hủy khách sạn cao cấp 187 phòng, trị giá 25 triệu đôla ở Dohuk, Thổ Nhĩ Kỳ.


Ngành công nghiệp đón tiếp khách du lịch là một trong những ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất trong những nền kinh tế quốc tế. Nhiều khách sạn sang trọng được xây dựng ở khắp nơi khiến người ta có thể dễ dàng quên mất đã có một thời, khách sạn là một trong những phát minh mới của thời đại.


Lịch sử của khách sạn gắn trải qua nhiều thăng trầm, gắn với một giai đoạn phát triển khó khăn của lịch sử xã hội loài người.



Tác phẩm "Quán rượu"
Tác giả: John Leweis Krimmel; 1813-14; Bảo tàng nghệ thuật Toledo.

Lịch sử của khách sạn hiện đại bắt đầu từ Hoa Kỳ. Trong hai thế kỷ là thuộc địa của người Anh, Hoa Kỳ là nơi đón nhiều đoàn người từ Vương quốc Anh đổ sang, kèm theo những nhu cầu ăn, ở - một trong những yêu cầu cơ bản của hoạt động khách sạn du lịch ngày nay. Có thể nói, vào thời đó, Hoa Kỳ là nước đón nhiều khách du lịch từ lục địa già nhất.

Những nhà nghỉ hay những quán trọ dành cho khách lúc đầu có qui mô nhỏ, kiến trúc tùy tiện, chỉ là chỗ trú chân đơn thuần. Những nhà trọ như thế gần như không có điểm gì phân biệt với những căn nhà bình thường, ngoài tấm biển hiệu treo bên ngoài.


Bên trong quán rượu, ông chủ các nhà trọ thường đứng sau những quầy bar phục vụ đồ uống – những hình ảnh này thường được thấy trong các truyện tranh hoặc tranh vẽ về thời kỳ này.


Buổi tối, hành khách được sắp xếp ngủ trong những phòng tách biệt với khu vực quán bar. Khách có thể ngủ chung phòng nhưng riêng giường.




"The Boston Exchange Coffee House & Hotel"
- Một trong những khách sạn được xây đầu tiên

Những khách sạn đầu tiên được xây dựng vào khoảng những năm 90 của thế kỉ 18. Đó là ý tưởng của những thương nhân giàu có ở các thành thị phát triển. Họ theo đuổi một lý tưởng là biến nước Mỹ nông thôn thành một trung tâm thương mại trong tương lai, với cơ sở hạ tầng liên quan đến du lịch được đầu tư (đồng thời, họ cũng hi vọng sẽ kiếm được lợi ích cá nhân thông qua việc đẩy giá bất động sản lên cao).

Những khách sạn này được thiết kế theo kiến trúc rất riêng, độc đáo, phòng khách sang trọng với những quầy bar đắt tiền, phòng ngủ trang bị đầy đủ nội thất đẹp và riêng biệt. 


Sơ đồ khách sạn "The Boston Exchange Coffee House & Hotel", tầng 4

Mặt khác, việc xây dựng những khách sạn từ thuở sơ khai như khách sạn The Union Public (xây dựng năm 1793 ở Washington, 11 gian, 12 phòng, kiến trúc khỏe khoắn) hay khách sạn New York (mở cửa năm 1797, 137 phòng, kiến trúc kiểu cách, hợp thời trang và là tòa nhà cao hơn tất cả các nhà thờ xung quanh đó)… đều là những bước đi thử nghiệm đầu tiên và dò dẫm, chưa có kế hoạch cụ thể của ngành kinh doanh khách sạn.

Từ thời khách sạn Boston Exchange, người ta mới chỉ sắp xếp các không gian sinh hoạt một cách lộn xộn, những phòng ngủ xếp cạnh những phòng lớn hơn, không đánh số, gọi là những phòng lớn, hay đại sảnh, phòng tập họp chung…


Những khách sạn thế hệ thứ nhất này được xây dựng trên sự suy đoán và có ý đầu cơ của những ông chủ giàu, do vậy nó thường quá lớn so với lượng khách du lịch có nhu cầu sử dụng.


Kết quả là, hầu hết các ông chủ tư nhân đều đi đến vỡ nợ và và trở thành những nhà đầu tư phá sản, có trường hợp phải đi tù.


Do vậy, trong khi những khách sạn thời kỳ đầu và trụ vững được sau những thất bại tài chính đã mở đường cho một phong cách xây dựng mới ở Hoa Kỳ.



Khách sạn: "The Tremont House, Boston."

Chỉ đến khoảng những năm 20 của thế kỉ 19, thì người Mỹ mới lấy lại được tinh thần và dũng cảm để đảm nhận trách nhiệm tái xây dựng lại những khách sạn lớn.

Vào thời điểm đó, các thành phố đua nhau xây dựng khách sạn, tạo ra sức cạnh tranh khủng khiếp. Họ đầu tư xây dựng kênh đào, xây dựng đường ray xe lửa riêng…tạo ra một thế hệ khách sạn mới, với điều kiện cơ sở vật chất được đầu tư kỹ lưỡng.


Lãnh đạo các thành phố hết sức ủng hộ cho các kế hoạch xây dựng các khách sạn ở thành phố mình. Liên tiếp sau đó là sự ra đời của khách sạn Baltimore (1826), khách sạn Quốc gia Washington (1827), khách sạn Philadelphia"s United States (1828), và Boston Tremont (1829).


Nhiệt huyết xây dựng này đã tạo ra rất nhiều khách sạn đẹp trong thế kỷ 19 nhưng ít nhiều gây ra lạm phát cho những năm sau.


6. Rất nhiều khách sạn với kiến trúc hiện đại đã ra đời vào những năm này. Các khách sạn bắt đầu xây hai đầu lối ra vào, có tiền sảnh và quầy tiếp tân, phòng đại lễ, phòng họp và phòng giao dịch. Các kiến trúc sư còn quyết định đặt các phòng ngủ tách biệt với khu vực chung của khách sạn để khi khách lên phòng nghỉ thì không bị tiếng ồn phát ra từ những phòng chung làm phiền. Các phòng đều được đánh số thứ tự - điều này không khác lắm so với thời hiện đại.




Khách sạn: The United States Hotel in Saratoga Springs, New York, USA

Những khách sạn của thế kỷ 19 có phong cách độc đáo riêng không phải chỉ bởi dáng vẻ cấu trúc của nó, mà còn bởi phong cách mang đặc trưng tính cách của xã hội Mỹ. Các khách sạn của Hoa Kỳ trở thành những nơi vô cùng nổi tiếng.

Những ông chủ khách sạn giờ đây không chỉ thu lợi từ tiền thuê phòng của khách du lịch, mà còn thu hút dân địa phương tới thưởng thức các món ăn ngon và đồ uống đặc biệt.


Họ phục vụ công chúng bằng những bộ đồ ăn sang trọng, trên những bộ bàn ghế đắt tiền và phục vụ chu đáo. Khách đến với khách sạn có thể gặp gỡ, bàn công chuyện, khiêu vũ hay giải trí trong những phòng lớn. Điều đặc biệt là các khách sạn tiếp đón và phục vụ tất cả các loại người, thuộc mọi tầng lớp trong xã hội, miễn là họ có khả năng chi trả.



Phòng ăn ở khách sạn Fifth Avenue Hotel, New York City

Tính dân chủ xã hội trong các khách sạn ở Mỹ là một đặc trưng và bị coi là kỳ quặc đối với khách du lịch đến từ bên kia Đại Tây Dương. Các khách sạn ở châu Âu thì được thiết kế để khách du lịch được thoải mái và riêng biệt trong phòng nghỉ của họ. Phong tục truyền thông của người châu Âu là để giới quí tộc tùy ý lựa chọn xem họ có thích giao du với người dân bình thường hay không.

Vì vậy, khi đến thăm nước Mỹ, người châu Âu vô cùng phẫn nộ trước sự pha tạp của các khách sạn, đặc biệt là tình trạng hỗn độn ở những phòng sinh hoạt chung như ở Mỹ.



Khách sạn Victoria ở Berlin, Đức.

Cho dù người châu Âu cảm thấy không được tôn trọng bởi lối văn hóa tập thể ở các khách sạn Mỹ nhưng dần dần chính họ cũng bị du nhập văn hóa ấy.

Tất nhiên những khách sạn chấp nhận văn hóa Mỹ thì thường đón tiếp khách đến từ Mỹ.


Ví dụ vào năm 1850, báo chí Anh quốc đã nhắc đến một khách sạn trong lòng thủ đô London với cái tên “Quán bar của người Mỹ” và mô tả sự sang trọng của khách sạn “như một tiệm cắt tóc”.


Đến giữa thế kỷ 19, những nhà quan sát châu Âu mới chịu thừa nhận người Mỹ chính là ông tổ của ngành khách sạn hiện đại và là người tiên phong trong nghệ thuật giữ khách.


Năm 1875, một người khách du lịch đã kết luận: “Người Mỹ đã mở ra kỷ nguyên mới cho ngành khách sạn. Hệ thống khách sạn do người Mỹ xây dựng sẽ lan ra khắp thế giới.”



Khách sạn Blackstone Hotel, Chicago, USA

Hệ thống khách sạn ở Mỹ có tính cách mạng rất cao bởi vì các ông chủ khách sạn đã sớm phát hiện ra đặc tính quan trọng nhất trong ngành kinh doanh dịch vụ là chính là sự hiếu khách.

Họ tập trung khai thác tối đa mối quan hệ tương tác với khách hàng nói chung hơn là chỉ chú trọng ưu tiên tập khách hàng là những ông chủ giàu có.


Nhưng trong khi hệ thống khách sạn ở Mỹ ngày càng mở rộng ra khắp thế giới thì vẫn có những điểm hạn chế. Ví dụ như không phải người dân nào cũng chấp nhận được giá phục vụ đắt đỏ ở một số khách sạn hàng đầu hoặc một số người chủ khách sạn da trắng từ chối khách da màu hoặc khách là người Do Thái.


Cảnh một người da màu bị cần tìm phòng khách sạn ở Atlanta (ảnh chụp năm 1962)

Chỉ đến thế kỷ 20 thì hệ thống khách sạn ở Mỹ mới thực sự dân chủ. Bắt đầu từ năm 1908, ngành kinh doanh khách sạn tuyên bố họ sẽ phục vụ bất cứ ai miễn là họ có khả năng chi trả, đồng thời họ đề nghị giá phục vụ ở mức chấp nhận được. Từ đó, ngành kinh doanh khách sạn ở Mỹ càng phát triển mạnh mẽ.

Năm 1963, Martin Luther King có một bài diễn thuyết mang tên: “I have a dream” (Tôi có một giấc mơ) trong đó tuyên bố quyền tự do bình đẳng giữa người da đen và người da trắng, trong đó có nhắc đến ý “chúng ta, hành lý nặng trĩu trên vai, mệt mỏi sau những chuyến đi mà không tìm được nhà trọ hay khách sạn nào đồng ý mở cửa để dừng chân…”.


Chính bài diễn văn này đã góp phần giúp Hội đồng bảo vệ Quyền con người được thông qua vào năm 1964, trong đó tôn trọng quyền được phục vụ tại các khách sạn của người da đen.




Khách sạn làm bằng băng đá ở Québec, Canada

Ngày nay, khách sạn ở khắp nơi trên thế giới ngày một mở rộng và trở nên đa dạng. Những khách sạn nổi tiếng nhất là những khách sạn nằm ở Canada và Thụy Điển, được làm bằng băng đá, hoặc khách sạn ở Miami được ví như khách sạn 6 sao.

Nhưng những khách sạn đặc trưng nhất có thể là những khách sạn ở miền tây Trung Quốc hoặc ở tận Iraq.


Có nhiều nơi trên trái đất có thể chưa có được sự tự do và dân chủ như ở Hoa Kỳ, nhưng chắc chắn họ cũng đã được truyền tải phần nào tinh thần ấy thông qua những khách sạn có mặt trên khắp đất nước họ.



Trích www.nhantrachoc.net.vn (Theo Tuần Việt Nam)

1 comment:

Unknown said...

lịch sử xuyên thời gian, cảm ơn Ad chai sẻ bài viết.
..................................
Galile
Chuyên bán máy nước nóng năng lượng mặt trời.
Tel: 08. 66 851 451 – 0901 315 713
Mail: dichvugalile@gmail.com
Click xem chi tiết: Máy nước nóng năng lượng mặt trời ariston, sunpo giá rẻ hoặc May nuoc nong nang luong mat troi ariston, sunpo gia re